¤ clancutwind.wapsite.me ¤ Năm 1965, lúc đó tôi 23 tuổi đang là sinh viên sư phạm để ra làm một ông thầy dạy văn chương trung học. Sáng hôm đó là một buổi sáng sớm mùa Xuân, tôi đang ngồi học trong phòng mình trong căn hộ ở tầng 6 một tòa chung cư. Đây là tòa nhà chung cư duy nhất trong dãy phố.
Hơi lo ra, tôi ngồi học mà cứ thỉnh thoảng lơ đãng nhìn ra cửasổ. Bên dưới nhà tôi là đường phố. Bên kia đường là căn nhà ngay góc đường của ông Sĩ-giang. Ông này khó tính nhưngnhà ông này có mảnh vườn tuyệtđẹp mà tôi cứ hay nhìn xuống. Kếbên nhà ông Sĩ-giang là căn nhà cũng rất đẹp của gia đình Bình-nam. Gia đình Bình-nam là gia đình hiền lành, thân thiện, luôn làm những chuyện tử tế . Giađình này có 3 cô con gái, mà tôi thì si tình cô lớn nhất, là Diễm-an.Sáng sớm lắm nên tôi biết Diễm-an chưa có ra ngoài nhà nhưng mà thỉnh thoảng tôi cứ liếc sang đó. Có lẽ chỉ vì trái tim sai khiến.
Theo thói quen, ông Sĩ-giang sáng sớm là đã tưới nước và dọndẹp cho căn vườn yêu quý của ông ta. Căn vườn này nằm ngay trước nhà, có hàng rào sắt phía trước, cách đường phố phía dướilà 3 bậc tam cấp bằng đá.
Đường xá đang còn vắng tanh.Tôi thấy có một người đàn ông đang đi từ xa tới bên phía lề đường của nhà Sĩ Giang và Bình Nam. Tôi bị lôi cuốn vì ông ta có vẻ là một người ăn xin hay là dându cư, áo quần là những tấm giẻ cũ kỹ đủ màu như cầu vồng.
Ốm yếu, râu ria, trên đầu thì đội cái mũ rơm màu vàng. Dù trờinóng, ông ta cũng khoác cái áo choàng rách rưới, xam xám. Ông ta còn mang thêm cái một bị lớn, dơ dáy. Chắc là để đựng đồ ăn xin được và thức ăn thừa.
Tôi tiếp tục nhìn theo tay ăn mày. Ông ta ngừng trước nhà ông Sĩ Giang, leo lên bậc tam cấp, rồi hỏi hay xin cái gì đó với ông Sĩ Giang qua khe hở của cái hàngrào sắt. Tính ông Sĩ Giang là một người thô lỗ , khó chịu cho nên trông ông có vẻ không muốn nghe người ăn xin nói gì mà chỉ hất tay đuổi ông ta đi. Nhưng ông ta cứ đứng nguyên đó nói gìkhông rõ. Rồi tôi nghe ông Sĩ Giang to tiếng:
- Đi ! Đi ngay ! Đừng có làm phiền nữa !
Tuy nhiên, không hiểu sao ôngăn mày cứ đứng đó, tay vịn vào hàng rào, kèo nài, lẩm bẩm. Giận dữ và mất hết kiên nhẫn, ông Sĩ Giang dùng hết sức đẩy mạnh ông ăn mày ra khỏi hàng rào. Kẻ ăn mày tuột tay khỏi hàng rào , trật chân lên bậc tam cấp, ngã chỗng chân lên trời, đầu đập mạnh vào bậc đá xanh.
Ông Sĩ Giang hoảng hốt chạy ra, cuối người lên lão ăn mày, tay để lên tim ông ta lắng nghe nhịp đập. Chắc không nghe thấy gì nên ông Sĩ Giang sợ hãi chạy xuống chân ông ăn mày rồi nắm chân kéo ông ta sền sệt xuống lề đường. Bỏ ông ta nằm đấy như một người say rượu. Sau đó ông Sĩ Giang đi vào nhà, đóng khóa cửa vườn, cửa nhà lại, như là không biết gì xảy ra. Ông ta chắc cũng nghĩ rằng chẳng ai thấy cái tội ác vô tình ông gây ra cả.
Người nhân chứng duy nhất là tôi.
Không lâu sau đó có người đi ngang qua và thấy người ăn mày nằm chết bên đường. Cảnh sát đến và xe cứu thương được gọi đến. Xác người ăn mày được cho vào xe cứu thương va ` chở đi mất.
Mọi việc diễn ra như vậy. Ngoàingười ăn mày thì đã chết, ông Sĩ Giang thì sống để bụng chết mang theo, chẳng ai còn nhắc đến cái chuyện người ăn mày chết đường chết chợ đó nữa.
Còn tôi, tôi rất cẩn thận không bao giờ hé ra một lời về chuyện này cho bất cứ ai. Có lẽ như vậy làkhông chính trực lắm nhưng tôi sẽ được gì khi tố cáo ông Sĩ Giang, người dù sao chẳng có làm gì xấu với tôi cả? Hơn nữa, cũng không phải ông Sĩ Giang cố tình muốn sát hại người ăn mày kia. Tất cả chỉ là chuyện vô tình , lầm lỡ. Tôi nghĩ để cho ông Sĩ Giang đã lớn tuổi phải gánh chịu những phiền phức, rắc rối với pháp luật, có thể còn phải đi tù về chuyện này thì thật có gì đó hơi bất nhẫn. Tốt hơn hết là để cho ông ta chịu sự phán xử của lương tâm ông ta.
Lâu dần tôi cũng quên đi cái bikịch thương tâm đó. Nhưng mỗi khi gặp ông Sĩ Giang tôi lại thấy xao xuyến bàng hoàng chút gì đó trong người vì nghĩ rằng ông ta không thể ngờ tôi là người duy nhất đã chứng kiến toàn bộ cái bí mật có lẽ ghê gớm nhất của cuộc đời ông. Sau đó tôi tránh mặt ông và không bao giờ còn dám nói chuyện với ông nữa.
***
Ba năm sau, tôi đã 26 tuổi, tôi đã lấy bằng sư phạm về ngành ngôn ngữ và văn chương Tây ban nha. Diễm-an không lấy tôi làm chồng mà lấy 1 kẻ may mắn khác. Tôi cũng chẳng biết kẻ ấy yêu Diễm-an hơn tôi hay là xứng đáng với nàng hơn tôi hay không.
Thời gian đó, Diễm-an đang mang thai, sắp đến ngày sinh nở.Nàng vẫn sống trong căn nhà tuyệt đẹp đó và chính nàng vẫn đẹp hơn bao giờ hết.
Một buổi sáng tháng 12 tôi đang dạy kèm văn phạm ở nhà cho vài em học sinh trung học , cũng trong căn phòng ngày xưa chứng kiến vụ án mạng. Cũng như ngày nào, thỉnh thoảng tôi lại liếc nhìn xuống con đường phía trước dưới nhà.
Bỗng nhiên tim tôi nhảy lên loạn xạ. Tôi tưởng như mình bị ảo ảnh.
Trên con đường trước mặt, có một người đang đi về phía nhà gia đình Diễm-an, chính là người ăn mày ba năm trước bị ông Sĩ-giang giết chết. Không thể lẫn lộn vào đâu được . Bộ quần áo màu mè giẻ rách, chiếc áo choàng xám, cái mũ màu vàng, cái bị túi dơ bẩn.
Quên cả đám học sinh, tôi vội đi tới bên cửa sổ. Người ăn mày đang đi chậm lại , như là đang sắp đến nơi ông ta muốn đến.
"Ông ta trở về." Tôi nghĩ "Và trở về để báo thù ông Sĩ-giang đây."
Nhưng ông ta không ngừng lạitrước nhà ông Sĩ-giang. Ông đi băng qua hàng rào vườn nhà ông Sĩ-giang. Ông ta đứng trước cửa nhà của Diễm-an, mở chốt cửa rồi đi vào nhà.
Tôi điên lên vì lo lắng. Tôi bảo đám học trò:
"Tôi sẽ trở lại ngay !"
Tôi chạy ra thang máy và đi ngay ra phố, băng qua đường, chạy vội tới nhà của Diễm-an ,
Mẹ cô ta, đang đứng trong nhà, ngay cửa chính. Bà nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói:"Ủa? Chào cháu ! Cháu đó ư? Thật là một phép lạ !"
Mẹ Diễm-an luôn luôn có cảm tình với tôi. Bà ôm hôn tôi. Nhưng tôi chưa hiểu gì cả. Tại sao bà lại nói phép lạ gì ở đây? Té ra là Diễm-an vừa mới lâm bồn. Và bà tưởng tôi đến thăm đúng lúc. Ai trong nhà cũng vui mừng. Tôi bèn đành bắt tay chúc mừng kẻ đã đánh bại tôi.
Tôi chưa biết phải hỏi thế nào và đang suy nghĩ không biết có nên giữ im lặng cho qua luôn không. Rồi sau đó tôi nghĩ ra mộtcách. Tôi bèn vờ hỏi một cách hơilơ đãng:
"Thật ra thì tôi bước vào nhà mà không bấm chuông vì tôi thấymột ông ăn mày với một cái bị to mà dơ dáy lắm lẻn vào nhà này. Tôi sợ ông ta ăn cắp đồ trong nhà."
Mọi người trong nhà nhìn tôi ngạc nhiên: ăn mày? bị túi? ăn trộm? Hầu như cả nhà đang ở trong phòng khách này từ nãy giờ nên chẳng ai hiểu tôi nói gì.
Tôi bèn nói:
- Vậy chắc chắn là tôi nhìn lộn rồi.
Sau đó họ mời tôi vào phòng của Diễm-an và em bé mới sanh. Trong hoàn cảnh này tôi chẳng biết nói gì hơn là chúc mừng nàng, hôn tay nàng, suýt soa nhìn em bé, và hỏi vợ chồng nàng đã đặt tên cho em bé chưa. Họ nói rồi, và tên bé là Duy-thành.
Trở về nhà, tôi ngẫm nghĩ:
"Đó chính là người ăn mày bị giết bởi ông Sĩ-giang. Chắc chắn. Vậy ông ta không trở về để báo oán mà chỉ để đầu thai vào làm con của Diễm-an."
Tuy nhiên, 2 - 3 ngày sau, tôi thấy giả thuyết của tôi có vẻ kỳ quặc quá cho nên tôi cũng từ từ quên nó đi mất.
***
Có lẽ tôi cũng quên đi những chuyện không vui, hơi quái dị đó luôn nếu sau này vào năm 1979 không có một chuyện xảy ra làm tôi nhớ và liên hệ lại tất cả mọi việc xảy ra từ năm 1965 đến lúc đó.
Nhiều năm đã trôi qua. Tôi cũng đã qua tuổi thanh niên. Không còn nhiều ước vọng hăng hái như ngày xưa. Mỗi khi đọc sách cạnh cửa sổ tôi thường để tâm trí lãng đãng đây đó, mắt vãnthỉnh thoảng nhìn ra cửa sổ, bên kia đường. Con của Diễm-an, Duy-thành, bây giờ đã 11 tuổi, đang chơi trên sân thượng của nhà nó. Trò chơi hơi có vẻ trẻ con so với số tuổi của nó. Có lẽ thằng bé khôngthông minh lắm. Tôi nghĩ nếu nó là con của tôi thì chắc nó sẽ nghĩ ra nhiều cách để giải trí thú vị hơn.
Nó đang đặt 1 đống lon khôngtrên đầu bức tường ngăn cách 2 căn nhà và đứng cách xa khoảng 3 hay 4 mét, lấy đá cố chọi cho trúng vào mấy cái lon. Làm vậy, dĩnhiên là các cục đá sẽ rớt hết quavườn nhà bên cạnh của ông Sĩ-giang. Bây giờ thì ông ta chưa thấy nhưng tôi biết lát nữa đây ông ta sẽ nổi trận lôi đình khi thấy cả một khoảnh hoa trong vườn nhà ông ta bị đá rơi trúng làm bầm dập, gẫy nát.
Ngay lúc đó, tôi thấy ông Sĩ-giang mở cửa nhà và bưóc ra vườn. Lúc này ông già lắm rồi, bước từng bước chậm chạp, nghiêng nghiêng. Mỗi bước lại ngưng, mỗi buớc lại nhấc chân lên nặng nề. Nhưng ông ta không chú ý gì đến mảnh vườn mà lại đi thẳng tới cổng vườn, mở cổng rồi bước xuống bậc tam cấp bằng đá dẫn ra lề đường.Trong lúc đó thì thằng bé Duy-thành, không nhìn thấy ông già, cuối cùng đã chọi trúng một cái lon. Cái lon văng lên, rớt xuống bờ tường vài lần, rồi rớt xuống vườn nhà ông Sĩ-giang vớimột tiếng "beng" lớn , có lẽ do trúng một bờ gạch hoạc chậu kiểng. Ông già đang đi chập choạng trên bậc tam cấp, nghe tiếng động bỗng giật mình quay lại. Ông bị mất thăng bằng rồi ngã quay trên bậc thềm, đầu giộng mạnh vào thềm đá xanh.
Tôi thấy hết. Nhưng ông già và thằng bé chẳng ai thấy ai cả. Chẳng hiểu tại sao, thằng bé bỗng ngưng chơi. Nó chạy đi mất. Chỉ vài giây sau, nguời ta bu lại chỗ ông Sĩ-giang té nằm đó. Trong chốc lát người ta xác định là ông đã chết vỡ sọ, do bị té bất ngờ.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôiđi ngay ra cửa sổ nhìn qua bên kia đường. Xác ông Sĩ-giang được quàng giữa nhà. Nhiều người đứng hút thuốc và tụ tập trên lề đường trước nhà ông.
Mọi người bỗng im lặng, đứng tránh ra có vẻ bối rối khi có một lão ăn mày từ nhà Diễm-an bước ra, vẫn với bộ quần áo màu mè, cai áo choàng xám, cái mũ rơm màu vàng, cái bị túi dơ bẫn kia. Lão đi ngang qua nhóm người, chậm chạp nhưng từ từ khuất dần theo hướng mà trước đây ông ta đã theo hướng đó mà đến.
Cũng hôm đó, một tin buồn đến nhưng không làm tôi ngạc nhiên, là thằng bé Duy-thành bỗng nhiên không ai thấy nó ở trong nhà nữa. Họ tìm kiếm mãi mà không bao giờ tìm ra dấu vết thằng bé. Tôi chỉ biết khuyên gia đình Diễm-an thường xuyên đặt hoa lên bậc thềm chỗ chỗ người đã tử nạn.
Một thời gian sau Duy-thành bỗng trở về nhưng không còn nói dược. Sau này nó phải học lại từ đầu và tuy chậm nhưng vẫn phát triễn bình thường ..... Moi tinh am duong .... T.T. có một người dì (bà con xa) tên là Hạnh, khi dì làm ở một tiệmcafe gần đường rầy xe lửa tỉnh Phú Nhuận, dì có quen một người con trai làm lính Cộng Hòa và sau một thời gian chuyện trò thì tình yêu của hai người bắt đầu chớm nở... Nhưng khi cuộc tình vừa mới bắt đầu, thì năm 1975 chiến tranh bùng nổ, dì trở về nhà mẹ.
Sau khi chiến tranh chấm dứt, dì về quán Cafe cũ tiếp tục làm, hyvọng rằng sẽ gặp lại người tình xưạ Nhưng đã ba bốn tháng trôi qua bóng dáng người xưa vẫn biệt tăm. Hỏi thăm những người quen biết thì ai cũng lắc đầu không biết. Rồi mỗi ngày niềm hyvọng gặp lại người tình xưa từ từchết dần, để người con gái như hoa xuân mới nở mà giờ đây ủ rủ tàn phai theo tháng ngày...
Nhưng vào một đêm, vì rất đông khách cho nên cả người mệt nhoài, nên khi lên giường là dì chìm ngay vào giấc ngủ và mơ thấy người yêu của mình trở về. Người đó còn mời dì đến nhà của mình chơi nữạ Dì rất là vui mừng vì đã lâu không gặp, với lạitừ khi hai người quen nhau người đó chưa một lần ngỏ ý mời dì đến nhà, nên dì đồng ý ngaỵ Nắm tay nhau hai người đi vào một con đường sương khói dầy đặc để khi ra khỏi vùng sương khói đó thì chỉ thấy nào là mồ mả nằm san sát bên nhau màthôi, chứ không thấy nhà cửa gì hết. Lúc đó, rất đỗi sợ hãi với mộtgiọng run run dì hỏi:
-Anh à! Nhà của anh ở đâu vậỵ Nơi đây đâu có nhà cửa, sao anh lại dẫn em vào đâỷ Với giọng bình thản người yêu của dì trả lời:
- Nhà của anh ở trong kia kìa, gần sắp tới rồi, đi theo anh.
Nói xong người tình của dì kéotay dì đi băng qua các ngôi mộ. Trong người cảm thấy ớn lạnh không dám nhìn cho nên dì nhắm mắt lại mặc cho người yêu của mình dẫn đi đâu thì đị Ðược một quảng đường, bỗng nhiên người yêu của dì kéo tay cho dì đứng lại, lúc đó dì mở mắt ra thì thấy trước mắt mình là một ngôi mộ màu trắng có trồng giàn hoa rất rất đẹp, xung quanh còn có hàng rào sắt. Trước cảnh tượng đó dì chỉ còn biết đứng chết trân không nói lên được một lời nàọ Nhưng người yêu của dì dường như không thấy được nỗi kinh ngạc của dì mà còn nắm tay của dì kéo đi và nói:
- Nhà của anh đây nè! Người yêu của dì vừa nói vừa kéo dì vàotrong hàng rào của ngôi mộ.
Vì sợ quá không biết làm sao nên dì đã thét lên thật lớn và giựtmình thức dậỵ
Sáng hôm sau, trong lòng linh tính rằng có điềm không may đã xảy ra cho người yêu của mình nên dì tìm mẹ của người mình yêu (lúc trước dì không hỏi thẳngmẹ của người ấy vì biết bà ta không có thích mình có hỏi thì cũng vô dụng mà thôi). Cũng vì giấc mơ kỳ quái này cho nên dì mới đi tìm bà tạ Khi gặp, dì mới hỏi bà ấy rằng con của bà hiện giờ sống hay chết xin bà hãy nói rõ cho tôi biết.
Với một giọng cộc lốc, bà ta trảlời:
- Con tôi đã chết rồị Tôi không muốn báo cho cô biết, vì từ đầu tôi đã không thích con tôi quen với cô. Và cái chết của con tôi cũng không có liên hệ gì đến cô.
Nhưng dì đã nhã nhặn kể lại giấc mơ đêm hôm qua cho bà ấy nghẹ Sau khi nghe xong, có lẽ vì cảm động về tình cảm con của bàđã dành cho dì, nên bà ta dịu giọng xuống chỉ nơi chôn cất con trai của mình.
Sau khi bà ta chỉ chỗ, dì vội vã đi mua nhan đèn và một ít trái cây, rồi sau đó tìm đến ngôi mộ của người yêu mình. Ðến trước nghĩa trang nơi chôn cất người yêu của mình thì dì thấy cảnh vật chung quanh cũng giống y hệt như là trong giấc mơ vậỵ Lần mò đi vào trong theo con đường mòn được một quãng thì hỡi ơi, đây là ngôi mộ mình đã thấy trong mơ mà và trên bia đá còn có khắc hàng tên của anh ấy nữa... Dì quỵ xuống bên mộ bia người yêu và sụt sùi khóc. Cũng từ đó dì không còn tha thiết thương ai nữa, cho dù người ta có đeo đuổi...
Dì là đứa con út cho nên má của dì rất thương dì và muốn dì sớm có gia đình để khi chết bà được yên lòng. Vì theo đạo Phật nên má của dì tin rằng linh hồn của người yêu của dì vẫn còn theo dì, vì vậy đã 30 tuổi mà dì cũng chưa có được một tấm chồng. Cho nên, một hôm má củadì nhờ một người chuyên môn kêu gọi linh hồn người chết trở về cho mình nói chuyện (người VN mình gọi là lên đồng, lên bóng). Và ngày giờ được ấn định.
Hôm đó má của người yêu dì cũng được mời đến và đã mượn thể xác của bà ta để con của bà nhập vào nói chuyện. Một hồi làmlễ gọi hồn xong, bỗng dưng bà ấy (má của người chết) bắt đầu rùng mình và thay đổi sắc mặt, còn bắt đầu khóc lóc nữạ Nhưng khi hỏi thì (giọng nói biến thành tiếng đàn ông con trai) người ấy nói là nhớ người yêu quá cho nên khóc. Người gọi hồn mới hỏilà sao anh chết rồi mà không chịu đi đầu thai, người ấy trả lời:
- Tôi vẫn còn thương cô ấy nênđi không đành. Người gọi hồn mới giảng giải:
- Anh là người ở cõi âm làm sao có thể yêu thương một người ở cõi dương được. Nếu anh thật sự thương cô ấy thì hãy để cho cô ấy có chồng và hãy để cho cô ấy lập gia đình.
Sau một hồi nói chuyện và năn nỉ thì người ấy bằng lòng không đi theo dì nữa; và trước khi đi người ấy còn nói rằng:
- Nếu có lấy chồng thì nói cô ấynhớ nói với tôi một tiếng!...
Mấy năm sau, khoảng năm 35 tuổi dì mới lấy được một người chồng và có được một đứa con trai mập mạp dễ thương, nhưng không có ai biết đứa con trai của dì có phải là người tình cũ đầu thai trở lại không? Người về từ đáy mộ Lão Tư cố hả miệng ngáp một cách đau đớn:
- Mày đầu độc tao... Mày đầu độc tao, con quỉ cái!
Bà Tư gật đầu, đáp bằng một giọng thật lạnh lùng:
- Đúng, tôi đầu độc ông. Trước sau gì thì ông cũng chết, thầy y táđã nói như vậy, chỉ còn là vấn đề thời gian. Có thể một vài tháng, có thể một vài năm, và ông hiểu rằng tôi không thể chịu đựng lâuhơn nữa. Mười lăm năm nhục nhằn! Mười lăm năm đầy cay đắng!
Lão Tư nghiến chặt hai hàm răng vì đau đớn nhưng cũng ráng gừ lên một tiếng chửi rủa như lão vẫn chửi rủa vợ lão mỗi ngày trong suốt mười lăm năm qua:
- Con đĩ chó khốn nạn! Trời sẽ phạt mày.
Bà Tư vẫn lạnh lùng:
- Đáng lẽ mình không nên lấy nhau. Tôi không hề yêu ông và ông cũng chẳng ưa tôi. Ông căm hận tôi vì việc ông không lấy được con Ba cháo lòng. Còn tôi, ông cũng biết rằng tôi chỉ muốn làm vợ anh Bảy thợ hồ. Chỉ vì mấythửa ruộng của hai nhà sát bên nhau mà cha mẹ ông và cha mẹ tôi buộc tôi phải lấy ông và ông phải lấy tôi. Tôi biết đó là cả một cực hình cho ông cũng như cho tôi.
Lão Tư vừa lăn lộn vừa chửi rủa:
- Đồ con đĩ chó!
Bà Tư vẫn nói bằng một giọng đều đều:
- Tôi có ý định đầu độc ông từ khi ông mới ngã bệnh. Thầy y tá nói rằng ông có thể sống lây lất hàng năm khiến tôi không chịu nổi. Tôi không còn muốn bị ông đánh đập chửi rủa mỗi ngày nữa.
Lão Tư rên rỉ:
- Tao cầu mong cho lũ quỉ mặt xanh nanh vàng tra tấn mày dướiđiạ ngục.
- Có thể... Nhưng dầu sao tôi cũng tìm được sự bình an trên cõi đời này trước đã. Sống với ông đâu có khác gì bị ác quỉ hành hạ tra tấn!
Lão Tư vặn mình đau đớn, hai bàn tay lão nắm chặt lại chịu đựng. Là một người cứng rắn và mạnh mẽ, lão cố thu hết tàn lực:
- Tao sẽ trở về từ đáy mộ... con quỉ cái...
Rồi lão ráng giơ một nắm tay về phía bà vợ:
- Tao sẽ chờ mày...
Kiệt lực, lão buông tay xuống, mồ hôi tháo ra như tắm, toàn thân run rẩy:
- Trời đất ơi! Đau quá! Như dao đâm vào ruột...
Đột nhiên bà Tư ngẩng đầu nghe ngóng. Có tiếng chuông xe đạp. Bà bước vội tới bên cửa sổ, nhìn ra ngoài lẩm bẩm:
- Sao thầy y tá tới sớm quá vậy hà?
Rồi bà bước tới bên giường,lượm tấm khăn lông nằmdưới chân giường cuộn thành một bó đè cứng vào mặt lão Tư. Ngộp thở, lão Tư cố vùng vẫy nhưng bà Tư đè nguyên người lên tấm khăn... Chân tay lão Tư giựt mạnh mấy cái rồi buông xuôi...
Biết lão đã tắt thở, bà Tư đứng lên thở phào nhẹ nhõm, ném cái khăn lông lên lưng ghế trước khi bước ra mở cửa.
Bà nói với thầy y tá vừa bước vào bằng một giọng lạnh lùng:
- Lão đi rồi sau khi bị bất tỉnh như mấy kỳ trước. Mấy nhỏ đi học nên tôi không biết làm sao kêu thầy. Nhưng dầu sao tôi cũng mừng khi lão không còn hành hạ tôi được nữa.
Thầy y tá lắc đầu thông cảm. ở ngôi làng này mọi người đều biếtchuyện của nhau. Thầy đứng nhìn thi thể lão Tư một lát trước khi kéo cái mền phủ kín mặt lão rồi quay sang bà Tư:
- Ngồi nghỉ một chút đi bà Tư. Đừng lo nghĩ gì nhiều, để tôi cho ông Tám Tàng hay trước khi nói với thầy giáo cho con Hoa và thằng Đực về ngay bây giờ. Bà Tưcó muốn kêu ai nữa không?
Bà Tư lắc đầu:
- Nhờ thầy nói ông Tám tới đem lão đi ngay dùm tôi. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Lão đi khuất mắt tôi sớm phút nào hay phút nấy. Tôi không muốn nhìn mặt lão nữa.
Bà nói tiếp bằng một giọng đầy cay đắng:
- Suốt đời lão làm khổ tôi. Tôi thù ghét lão từ ngày phải về với lão. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Tôi sẽ khóa chặt căn phòng của lão ngay khi ông Tám đem lão đi. Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy bên trong căn phòng đó nữa. Chỉ toàn là những kỷ niệm đớn đau, những lời chửi rủa, hận thù. Tôi sẽ thiêu rụi căn phòng của lão nếu căn nhà này không bị ảnh hưởng gì.
Rồi bà ngồi xuống ghế ngước nhìn thầy y tá bằng đôi mắt lạnh lùng ráo hoảnh. Thầy nhìn bà Tư, nói bằng một giọng dịu dàng, thông cảm:
- Bà mệt mỏi quá rồi. Để tôi về lấy chai thuốc bổ tới cho bà.
- Tôi không cần thuốc bổ. Cái chết của lão là liều thuốc bổ tốt nhất đối với tôi... Thầy...
Thầy y tá gạt ngang:
- Thôi, không nên nói xấu người quá cố nữa. Ai cũng biết ông Tư đối xử với bà ra sao rồi. Để tôi đi kêu ông Tám.
Chưa đầy nửa tiếng sau, ông Tám Tàng và một thanh niên phụviệc đẩy xe tới. Bà Tư đứng ngay cửa phòng chờ cho hai người vừa khiêng lão Tư ra là bà khóa cửa lại, bỏ chìa khoá vào túi áo:
- Tôi thề sẽ không bao giờ đặt chân vào căn phòng này cho tới khi tắt thở.
Hai người đàn ông lắc đầu thông cảm. Họ hiểu rõ cuộc sống khốn khổ nhục nhằn của bà bên ông Tư từ nhiều năm qua.
Những năm kế tiếp, bà Tư ra đồng làm việc cùng các lực điền, và dành dụm thêm được khá nhiều vào cái vốn đã đồ sộ của bà. Bà vẫn lạnh lùng, không hề hở môi và không hề có bạn, như lão Tư không hề có bạn.
Rồi hai đứa con bà lớn lên. ConHoa lập gia đình rồi theo chồng về làng bên. Bà Tư không nói mộtlời. Thằng Đực lớn lên ra đồng làm việc phụ mẹ khiến bà giảm được một gánh nặng. Rồi thằng Đực lấy vợ và đem cô dâu mới về ở chung với bà Tư. Rồi lũ con nít ra đời, sáu đứa cả thẩy. Nếu những tiếng cười vô tư của bầy trẻ có khiến tâm hồn bà nội chúng mềm đi một chút, bà không hề để lộ ra ngoài.
Suốt những tháng năm dài đó, một cái phòng, được gọi là phòng của nội, vẫn luôn luôn được khóa chặt. Cả gia đình không một ai nhắc nhở tới. Lũ trẻbiết có một cái gì - mà chúng cholà rất kinh khủng - ở bên trong nên mỗi lúc phải đi ngang phòng, chúng đi thật lẹ, và khi bóng tối bao phủ căn nhà, ánh đèn dầu lung linh tạo nên những hình nhân lắc lư rung động trên tường, chúng không bao giờ dám bước tới gần căn phòng củanội. Dĩ nhiên đầu óc trẻ thơ của chúng tưởng tượng thật nhiều.
Rồi một năm châu chấu phá hoại mùa màng. Năm sau trời hạn hán khiến giá thóc gia tăng trong khi lương bổng bị cắt giảm. Nhiều chủ điền cho thợ nghỉ việc.
Gia đình Hoa là một trong những nạn nhân đầu tiên. Mùa màng thất bát, chồng đau ốm rồi một đứa con ra chào đời! Vợ chồng Hoa bồng con về xin bà Tưcho ở chung. Bà Tư vẫn lạnh lùngnhư thường lệ, nhường cho vợ chồng Hoa một phòng.
Rồi tới phiên anh rể của Đực bịchủ điền cho nghỉ việc. Không công ăn việc làm, không tiền trả tiền mướn, anh ta cầu cứu vợ Đực. Nàng dâu bèn thưa chuyện với mẹ chồng.
Bà Tư, lúc này đã già, nói với con dâu bằng một giọng cương quyết trong bữa ăn chiều:
- Thêm bốn miệng ăn nữa cũng chẳng sao. Cho tụi nó tới đây. Nhưng... không biết rồi tụi nó ngủ ở đâu?
Hoa liếc nhìn Đực trước khi ngập ngừng nói lên cái ý nghĩ của tất cả mọi người:
- Phòng của nội. Mình có nên mở cửa phòng cho thoáng khí trước khi cho họ dọn vào không... mẹ?
Bầu không khí đột nhiên trở nên yên lặng nặng nề. Bà Tư liếc nhìn con gái trước khi lần lượt nhìn vào mặt từng người, gằn giọng:
- Mẹ đã thề không bước chân vào phòng đó cho tới ngày nhắmmắt.
Hoa thu hết can đảm:
- Nhưng mẹ đâu có bước vào đó làm gì. Nhà mình chật quá đâucòn chỗ nào khác nữa.
Bà Tư đặt đũa xuống bàn nói thật chậm rãi:
- Nếu có ai ngủ trong phòng đó, người đó phải là mẹ. Mẹ đã ở với cha tụi bay mười lăm năm trời, mười lăm năm đầy đắng cay thù hận. Cha tụi bay ghét mẹ hơnmẹ ghét ổng. Căn phòng đó đầy những sự thù ghét và sau mấy chục năm trời đóng kín, những sự thù ghét đó hiện đang sôi sục chỉ chờ cửa mở là tràn ra phủ ngập căn nhà này. Nhưng không sao, mẹ sẽ dọn vào đó.
Hoa nói bằng một giọng đầy hối hận: - Phải chi con đừng đưa ra đề nghị đó. Con biết là có một cái gì giữa cha và mẹ nằm trong đó, nhưng con không biết...
Bà Tư ngắt lời con gái:
- Một cái gì mà con nói đó chính là sự thù ghét giữa mẹ và ổng. Nhưng không sao, mẹ đã già rồi, hơn bẩy mươi rồi. Chắc mẹ cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa...
Bà ngưng lại, đôi mắt già mỏi mệt nhìn thật xa xôi:
- Có thể đây là sự tiền định. Ổng nói rằng ổng sẽ chờ mẹ... Có thể... Ai biết!
Rồi bà đứng lên:
- Mẹ sẽ mở cửa phòng vào sáng ngày mai.
Dứt lời, bà mím chặt đôi môi, bước lên cầu thang về phòng ngủ trên lầu.
Vào phòng, bà Tư đóng cửa lại,ngồi yên lặng trên cái ghế nhỏ bên giường, đôi mắt mệt mỏi nhìn vào hư không trong khi cuốn phim dĩ vãng hiện ra thật rõ. Bây giờ, bà đang bị thúc giục mạnh mẽ bởi một ước muốn mà bà vẫn chôn chặt trong lòng từ gần một nửa thế kỷ, ước muốn của tất cả những kẻ sát nhân muốn nhìn lại khung cảnh phạm trường.
Ước muốn này đã tới với bà hàng ngàn lần trước đó nhưng lần nào bà cũng nén lòng được. Bây giờ, chỉ còn có mấy tiếng đồng hồ nữa căn phòng sẽ được mở ra, ước muốn lại trở về, mãnhliệt hơn bao giờ hết. Căn phòng đóng kín đang réo gọi bà. Trong óc bà, một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ vang lên “Bây giờ! Bây giờ!”. Tiếng nói này rất quen thuộc đối với bà vì đó là tiếng nóicủa chính ông Tư, người bà thù ghét, người bà đã giết chết!
Bà lặng lẽ đứng dậy, bước tới tủ áo, ngồi xuống mò dưới đáy tủ lấy cái chìa khóa mà bà đã giấu kín hàng mấy chục năm trời.Rồi bà trở lại ngồi trên ghế lắng nghe những tiếng chân lần lượt về phòng. Một lúc sau, căn nhà tối tăm đã hoàn toàn yên tĩnh.
Bà Tư đứng dậy hé cửa nhìn radẫy hành lang. Tất cả đều đã ngủ yên. Bà bèn trở vào phòng cầm cây đèn dầu, mở cửa thật nhẹ rồi rón rén bước xuống cầu thang.
Ngoài trời không khí bỗng trở nên nặng nề dường như muốn bão. Bà nghe tiếng gió rít qua những cành cây. Có một cái gì tương tự như tiếng gió than van ngoài đêm tối? Bà Tư ngưng lại, nghiêng tai lắng nghe và đột nhiên ký ức trở về thật rõ. Bà lẩm bẩm:
- Giống như đêm trước khi lão chết.
Tim bà đập mạnh hơn khi đứng trước cánh cửa đen ngòm, lạnh lùng của căn phòng chứa đầy thù hận. Sau một thoáng ngập ngừng, bà chuyển cây đèn sang tay trái, tay mặt lấy cái chìa khóa đút vào ổ khóa... Bà vặn nhẹ... Ổ khóa không chuyển động... Bà vặn mạnh hơn... Cạch! Ổ khoá bật ra. Bà đứng yên một lát, bàn tay đặt trên nắm cửa. Tự nhiên bà run lên vì lý do gì khôngrõ. Bà lẩm bẩm:
- Lão đã nói là lão sẽ trở về từ đáy mộ... Lão sẽ chờ...
Bà vặn nắm cửa, đẩy mạnh. Cái bản lề cũ kỹ rít lên phản đối trước khi cánh cửa bung ra... Một làn sóng hận thù từ trong phòng tràn ra phủ kín người bà.
Bà chậm chạp bước vào, đôi môi mím chặt. Giơ cao ngọn đèn dầu, bà quan sát mọi vật trong phòng. Đó là cái giường với tấm khăn trải giường nhăn nheo, nơi ông Tư thở hơi cuối cùng - hay không thể thở hơi cuối cùng? Đólà cái gối mà ông Tư gối đầu trước khi nhắm mắt. Mọi vật không hề thay đổi.
Bà Tư thoáng nhớ rằng cả thầyy tá lẫn ông Tám Tàng, những người cuối cùng đặt chân vào căn phòng này đều đã ra người thiên cổ. Kế bên đầu giường là một cái bàn nhỏ nơi vẫn còn cái ly mà bà pha thuốc độc cho ông Tư.
Bà lẩm bẩm:
- Lão đã nói là lão sẽ chờ...
Căn phòng thật ẩm thấp và bụi bặm. Bà Tư khép cửa lại, đặt ngọn đèn dầu lên cái bàn nhỏ bên cạnh cái ly rồi bước tới bên cửa sổ, mở toang cánh cửa. Một ngọn gió từ bên ngoài lùa vào, rítlên...
Ngọn đèn chợt lung linh vì gió tạo nên những bóng đen quái đản nhảy múa trên tường. Trên lưng ghế, chiếc khăn lông mà bà dùng đè cho ông Tư chết ngộp đã trở thành vàng khè, tuy bà vẫnnhìn thấy thật rõ một đốm đen ở chính giữa, đốm đen mà bà biết là những giọt nước rãi cuối cùng của ông Tư.
Bà bước tới giữa phòng, đôi mắt vẫn không rời khỏi đốm đen trên chiếc khăn lông. Rồi bà lập đi lập lại:
- Lão đã nói là lão sẽ trở về từ đáy mộ... Lão sẽ chờ...
Đột nhiên một cơn gió mạnh thổi ào qua khung cửa sổ. Ngọn đèn chao lên trước khi tắt ngấm.
Bóng tối bất ngờ khiến bà Tư hoảng hốt. Lần đầu tiên trong đời bà biết sợ! Bà liếc nhìn về phía cái giường, và chợt nhận thấy dường như có một người đang nằm, mặt quay về phía bà đưa tay vẫy vẫy. Bà run rẩy bước lui trước khi té ngồi xuống ghế. Một cơn gió mạnh thổi chiếc khăn lông bung lên chùm kín mặtbà Tư. Bà hoảng hốt giẫy giụa trong bóng tối và cảm thấy chiếc khăn lông như một con bạch tuộc với những cái vòi gớm ghiếcđang xiết chặt quanh cổ bà. Bà đưa hai tay lên cố kéo mạnh chiếc khăn lông ra trong khi bên tai bà, tiếng ông Tư vang lên mồnmột: “Tao sẽ trở về từ đáy mộ... Tao sẽ chờ mày...” Sáng sớm hômsau, người ta thấy bà Tư nằm chết trong căn “phòng của nội”. Quanh cổ bà là chiếc khăn lông vàng khè, chiếc khăn mà bà dùnghạ sát ông Tư